HT Phan liên tục tuyển sinh các khóa đào tạo nhân sự, cung cấp các việc làm nhân sự

banner_new

HOTLINE: 0984 39 43 38

SprinGO: Vì thế hệ trẻ tài năng. Vì sự phát triển của Doanh nghiệp
  • Lãnh đạo có cần kiến thức chuyên môn? Có cần phải giỏi chuyên môn hơn cấp dưới?

    Lãnh đạo có cần kiến thức chuyên môn? Có cần phải giỏi chuyên môn hơn cấp dưới?
  • Công thức SWAN

    Công thức SWAN
  • TRIỂN KHAI 6 BƯỚC CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

    TRIỂN KHAI 6 BƯỚC CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ
  • TẠI SAO SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC LẠI QUAN TRỌNG?

    Tất cả mọi doanh nghiệp đều biết được rằng sự gắn kết đóng một vai trò quan trọng trong quản trị nhân sự nhưng rất ít người biết được lý do tại sao. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao sự gắn kết/ tham gia của nhân viên lại rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh doanh, nhân viên làm việc hiệu quả hơn và lợi nhuận lành mạnh hơn.
  • GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ

    Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào các chuyên gia và công việc chuyên nghiệp mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ.
  • Giải pháp phát triển cá nhân

    Tôi nhớ mãi lời thầy dạy của mình: Let's studying intelligent. Keep it forever. “Hãy học cho khôn ngoan, nghĩa là học cái gì mà giữ được suốt đời, kiến thức là nền tảng nhưng khả năng tư duy, khả năng suy luận, khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, biết cân nhắc đánh giá để dùng thông tin và giải quyết vấn đề mới là điều đi theo chúng ta suốt đời”.
  • Hướng dẫn tổ chức tiệc cuối năm

    Trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp thì các hoạt động thuộc: PHONG TRÀO NGHI LỄ, NGHI THỨC là biểu hiện của lớp thứ 5. Nhưng để làm sao truyền tải được thông điệp của Giá trị lõi trong tổ chức thì cần có hoạt động truyền thông kết nối. Phần này tôi sẽ dành thời gian viết nhiều hơn để các bạn hiểu sâu rộng về vấn đề Văn hóa Doanh nghiệp.
  • Kỹ Năng Lắng Nghe

    Trong cuộc sống hiện đại, có quá nhiều điều chúng ta cần học hỏi và được lắng nghe. Trong những điều đó có lắng nghe một động tác tưởng chừng vô thức nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giao tiếp hàng ngày.

GÓC GIAO LƯU KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

Chưa cập nhật

  • TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ “XỊN” LÀ NHƯ THẾ NÀO?

    Trưởng phòng Hành chính Nhân sự nghĩa là gì? Có vô số định nghĩa về vị trí này. Vậy bạn hiểu như thế nào về vị trí Trưởng phòng Hành chính Nhân sự?
  • Tại sao đội ngũ nhân sự của các công ty mãi đì đẹt?

    Những ngày vừa qua, bộ phận nhân sự rất bận rộn trong việc giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời kỳ dịch bệnh, bận là vậy nhưng vẫn có một chút gì đó chưa thực sự hoàn chỉnh. Đó là thái độ của các bạn làm nhân sự hiện giờ vẫn còn thiếu chủ động, kém thích ứng,...
  • Học Online - Xu hướng học tập hiệu quả cho năm 2020

    Xu hướng Online đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt giữa tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì việc học Online càng thể hiện ưu thế của mình so với các hình thức học thông thường.
  • Cách học khôn ngoan

    Tôi nhớ mãi lời thầy dạy của mình: “Hãy học cho khôn ngoan, nghĩa là học cái gì mà giữ được suốt đời, kiến thức là nền tảng nhưng khả năng tư duy, khả năng suy luận, khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, biết cân nhắc đánh giá để dùng thông tin và giải quyết vấn đề mới là điều đi theo chúng ta suốt đời”. Keep it forever.Học để nhớ phải dựa trên nền tảng nguyên lý, mang tính phổ quát, diện rộng, đã có sự nghiên cứu và trải nghiệm nhiều lần. Không nên trở thành thợ sao chép mà phải trở thành người tạo ra sản phẩm của kiến thức chứ không phải là nô lệ của kiến thức.

NHÂN SỰ VỚI CÔNG NGHỆ

Chưa cập nhật

NHÂN SỰ VỚI KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Chưa cập nhật

  • Conversation Interview

    Phỏng vấn là công đoạn đầu tiên để chúng ta vượt qua giới hạn chính bản thân mình. Hãy cùng đọc to đoạn hội thoại sau để test trình độ của mình về tiếng Anh, các bạn nhé.

  • HOẠCH ĐỊNH KẾ THỪA PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI 2021

    Trong mô hình quản trị hiện đại, quan điểm về “Nhân tài” của một doanh nghiệp, không chỉ là những người có năng lực thiên bẩm, xuất chúng hơn người… mà còn được mở rộng ra đến toàn thể bộ máy nhân sự, bất kì người cán bộ nhân viên ở vị trí công việc nào, vai trò nhiệm vụ đảm nhận ra sao thì họ cũng được xem là nhân tài. Để hiểu rõ hơn về quan điểm và khái niệm Nhân Tài này, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu Mô hình Lý thuyết Nhân tài 3C (Dave Ulrich)

  • Nhân sự với tính năng của VBA

    Hãy khám phá dữ liệu của bạn theo những cách mới. Tất cả công việc của các bạn sẽ được tự động thông qua VBA.Các bạn sẽ tự làm được như video bên dưới. Tôi chắc chắn là như vậy.Thật tuyệt vời phải không nào? Công việc của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng vô cùng và các bạn sẽ yêu thích công việc hơn.
  • Bài Test phỏng vấn nhân sự bằng VBA

    SHARE TOOL - BÀI TEST ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN(File ứng dụng trong cả tuyển dụng, test kiến thức, đào tạo, tạo bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực....)👌Thành công nghĩa là sống hạnh phúc.✊Thành công của bạn là biết đặt bản thân vào đúng chỗ, trải nghiệm sự tự do đích thực của đời mình👍Nếu muốn thành công, 99% là nỗ lực, 1% là cơ hội.TẢI BÀI TEST TẠI ĐÂY

  • SPRINGO - KHÓA HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CHẤT LƯỢNG

    Các chương trình đào tạo của SprinGO được xây dựng với tiêu chuẩn đầu ra theo khung năng lực ở các vị trí khác nhau theo mô hình COID, COID là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) để thiết kế chương trình đào tạo(Curriculum).Các khóa học của SprinGO được phát triển và ứng dụng mô phỏng nguyên tắc “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Viện công nghệ MIT (Hoa Kỳ) với lý giải rằng mọi chương trình đào tạo người đều phải hướng tới việc trang bị đồng thời kiến thức (Conceive) và các kỹ năng về vận hành công cụ (Operate), và/ hoặc ứng dụng để giải quyết vấn đề (Implement), và/hoặc thiết kế (Design) nội dung mới trong năng lực cần thiết. Mô hình “Ghi nhớ - Hiểu – Vận dụng – Liên kết – Sáng tạo”.
  • Workshop Đột phá tuyển dụng 4.0

    Bạn làm Tuyển dụng và đã từng TỤT HUYẾT ÁP vì: Deadline đóng job sắp đến mà chưa có ứng viên UV được hẹn phỏng vấn nhưng không đếnVà trong đầu các bạn luôn đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để thu hút ứng viên? Làm thế nào để UV không “bùng” phỏng vấn. Làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh bế tắc này đạt target hàng tháng ? Làm thế nào để tuyển dụng nhanh nhất nhưng tối ưu chi phí nhất? Làm thế nào để biết tuyển đúng người - đúng việc và đúng thời điểm?

  • Bộ Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc trong thời gian có dịch Corona

     Dịch Corona đang dần trở nên nguy hiểm hơn. Người người nhà nhà nơm nớp lo lắng mỗi khi bước ra khỏi nhà để đi học, đi làm. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm việc qua internet, có những công việc vẫn cần đến công ty mới có thể hoàn thành, những đơn hàng vẫn cần phải sản xuất, những buổi hẹn vẫn phải diễn ra,... Dịch bệnh có thể chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân sự nhưng vô hình chung khiến cho bầu không khí văn phòng trở nên mệt mỏi, căng thẳng vì nỗi lo lây bệnh. Trong trường hợp này, công việc hàng đầu của HR chính là ổn định tinh thần anh em, cập nhật thông báo về dịch bệnh và triển khai những hoạt động phòng tránh để đảm bảo công ty và công việc vẫn hoạt động trơn tru.
  • Đánh giá nhân sự cuối năm và bài toán thưởng tết

    Thời tiết thay đổi thất thường khiến các anh chị em nhân sự nhà mình thật mệt mỏi. Cơ mà đấy chưa thấm vào đâu đâu. Anh chị không tin ạ? Vậy để Mị kể cho mà nghe nhé. Sáng thứ Hai đầu tuần, Mị vừa co ro bước vào văn phòng, chưa kịp uống cốc nước ấm cho đỡ cơn rét của gió lạnh đầu mùa miền Bắc thì đã nhận được vài chục cái tin nhắn của Sếp. Lạch bạch chạy vào ngồi nghe Sếp truyền khẩu dụ.

Video

click_banner

Các quy định xử phạt hành chính về PLLĐ

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/2015/NĐ-CP

                                                   Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015

 

                                                                            NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 95/2013/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Cân cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xãhội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4, các khoản 2, 4 và 6 Điều 9, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 17, Khoản 4 Điều 28 và các điều từ Điều 29 đến Điều 34 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.”
  3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm.
  4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  6. a) Buộc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trả lại cho người lao động khoản phí dịch vụ việc làm đã thu cao hơn mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
  7. b) Buộc trả lại cho người lao động khoản phí dịch vụ việc làm đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”

Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 như sau:

“Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động hoặc thông báo không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật;
  3. b) Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
  4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động;
  6. b) Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
  7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.
  8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động hoàn trả người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”
  9. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  5. d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
  3. b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
  4. c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  6. a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
  7. b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
  8. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
  3. b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
  4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
  6. b) Thử việc quá thời gian quy định;
  7. c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
  8. d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
  9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

  1. Bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 7 như sau:

“c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  5. d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  3. b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  5. a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưatrả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;
  6. b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
  7. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 9 như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động;
  2. b) Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
  3. c) Không thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp; về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
  4. Phạt tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
  5. a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  6. b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  7. c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  8. d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; trả lương và các chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  5. d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. a) Buộc trả lại các khoản phí đã thu của người lao động thuê lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
  2. b) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
  3. c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
  4. Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 10 như sau:

“b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao độngkhông gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  3. a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
  4. b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  5. c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
  6. d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
  7. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
  8. a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  9. b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  10. c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  11. d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
  2. a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
  5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  6. a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  7. b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  8. c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  9. d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  3. a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
  4. b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
  5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 14 như sau:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
  2. b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
  3. c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
  4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 4 Điều 15 như sau:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có mộttrong các hành vi sau đây:

  1. a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  2. b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
  3. c) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
  4. d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.”

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
  2. b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều này.”
  3. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;
  3. b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;
  4. c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.
  5. Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  6. a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  7. b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
  8. c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
  9. d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  3. b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
  4. c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
  5. d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;

  1. e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;
  2. g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
  3. h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
  4. i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.
  5. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
  6. a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  7. b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  8. c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  9. d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo người lao động bị tai nạn lao động khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
  2. Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
  3. a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  4. b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  5. c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
  6. d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ theo quy định của pháp luật.
  7. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
  8. a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không báo cáo hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  9. b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện không đúng nội dung, chương trình; không đảm bảo các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất khi tổ chức huấn luyện; không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
  10. c) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sai đối tượng huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
  11. d) Từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong tổ chức huấn luyện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; gian lận trong hoạt động huấn luyện;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động huấn luyện khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã hết hiệu lực.

  1. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
  2. a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  3. b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định;
  4. c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định;
  5. d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; gian lận trong hoạt động kiểm định;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định không đúng sự thật; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;

  1. e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây:
  3. a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  4. b) Thực hiện kiểm định khi chưa có chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực hoặc ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ.
  5. Hình thức xử phạt bổ sung:
  6. a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này;
  7. b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều này;
  8. c) Đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;
  9. d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ Khoản 8 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
  3. b) Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
  4. c) Buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;
  5. d) Buộc hoàn trả chi phí huấn luyện cộng khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 7 Điều này;

đ) Buộc hoàn trả chi phí kiểm định cộng khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 8 Điều này.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 20 như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  3. b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
  4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
  6. a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  7. b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
  8. c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
  9. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”
  10. Bổ sung Điều 22a vào sau Điều 22 như sau:

“Điều 22a. Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổchức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người lao động Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam cho tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.”
  3. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
  3. b) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
  4. c) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
  5. d) Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
  6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  7. a) Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
  8. b) Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
  9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  11. a) Phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
  12. b) Phải nhận người lao động trở lại làm việc đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
  13. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:

“Điều 24a. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
  3. b) Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động;
  4. c) Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
  5. d) Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;

đ) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;
  3. b) Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;
  4. c) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  6. a) Buộc gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
  7. b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
  8. c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.

Điều 24b. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;
  3. b) Không cho người lao động làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;
  4. c) Thực hiện các biện pháp kinh tế tác động đến người lao động để người lao động không tham gia công đoàn hoặc không hoạt động công đoàn.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  6. a) Buộc trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
  7. b) Buộc giải quyết các quyền lợi và phúc lợi tập thể cho người làm công tác công đoàn chuyên trách như người lao động khác trong cùng tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

  1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
  3. b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
  4. c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
  5. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
  3. a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  4. b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làmtrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  5. c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
  7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.
  8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  10. a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
  11. b) Buộc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
  12. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  3. b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
  4. c) Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
  5. d) Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.
  6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  7. a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
  8. b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội.
  9. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  10. a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
  11. b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu, giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định;
  12. c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  13. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo nghề có một trong các hành vi sau đây:
  14. a) Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm;
  15. b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm.
  16. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
  17. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  18. a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
  19. b) Buộc các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
  20. c) Buộc các cơ sở dạy nghề nộp lại số tiền đã trục lợi vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
  21. d) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
  22. Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
  2. b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra, cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  3. c) Không đăng ký mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cấp cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
  4. d) Không cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định.
  5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoặc không liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng lao động.”
  6. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 39 như sau:

“c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, buộc người lao động về nước theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  2. Bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 11, Điều 25 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  3. Mức lãi suất của số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
  4. Hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
  5. Điểm a Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
  6. Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 hành vi này được quy định như sau: “Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.”

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

4b304cb6d9f821a678e9
eb616f5be115194b4004
7e401ceebca044fe1db1
51694b9eb3d74b8912c6

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC BẠN!

PROFILE CỦA CHÚNG TÔI SẼ ĐƯỢC GỬI KHI CÁC BẠN YÊU CẦU

 

  dang_ky_gif

 

 

Tin Tức Mới
  • CÔNG TY TDC AUTOPARTS

    CÔNG TY TDC AUTOPARTS 
  • WILSON VỮNG BƯỚC VƯƠN XA!

    WILSON VỮNG BƯỚC VƯƠN XA!
  • TƯ VẤN XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

    Hành trình chuẩn hóa, đóng gói doanh nghiệp không chỉ hướng đến mục đích mở rộng quy mô, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và trường tồn. Việc chuẩn hóa và cải tiến quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền tảng để doanh nghiệp thích ứng và bứt phá.
  • KHẢO SÁT NĂNG LỰC TỔ CHỨC

    Đối với một nhà quản lý có năng lực tổ chức, việc sắp xếp công việc 1 cách khoa học, điều phối cho nhân viên một cách hợp lý là yếu tố hàng đầu mang đến hiệu quả trong công việc. Năng lực này cũng giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian, đồng thời có thể phản ứng nhanh hơn đối với những sự cố đến bất chợt.
  • Dịch vụ tư vấn thu hút nhân tài tạo nguồn tuyển dụng hiệu quả

    Làm sao để tuyển dụng đúng người đúng việc cho công ty là một trong những điều cực kì quan trọng đối với những nhà quản lý, giữa những ứng viên trung bình thì chỉ có một sổ rất ít những người thật sự có tài và phù hợp, làm thế nào để nhanh chóng tìm được họ là một câu hỏi nan giải, vì vậy bài viết bí quyết tuyển dụng nhân tài này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng rút ngắn được thời gian “đãi cát tìm vàng”.
  • Các bước triển khai đánh giá năng lực trong doanh nghiệp

    Trong xu thế công nghệ và đối mặt với thời kỳ VUCA. Hầu hết các tổ chức đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tác động trực tiếp đến cách họ kinh doanh, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp có tới 70% nhân viên chưa nắm vững các kỹ năng cần thiết cho công việc của họ hiện nay và 80% nhân viên không có các kỹ năng cần thiết cho vai trò hiện tại và tương lai của họ, theo khảo sát của Gartner, Inc.
  • ỨNG DỤNG KHUNG NĂNG LỰC – TÌM THỰC LỰC NHÂN TÀI

    Khung năng lực đóng vai trò quan trọng, có thể ứng dụng đa dạng trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hiện nay như: tuyển dụng, đào tạo..
  • Setup hệ thống nhân sự PHÙ HỢP - TINH GỌN - HIỆU QUẢ

    Thấu hiểu những khó khăn mà Doanh nghiệp đang gặp phải như nguồn nhân lực yếu kém, thiếu kinh nghiệm; phân công không hợp lý, đùn đẩy trách nhiệm...Công ty Đào tạo - Tư vấn Phát triển SprinGO cung cấp dịch vụ setup phòng nhân sự bài bản cho doanh nghiệp
  • Những quy định mới về xin visa thị thực/gia hạn visa Việt Nam năm 2021

    SprinGO trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ visa và gia hạn visa du lịch, visa Thương mại, doanh nghiệp, visa đầu tư, visa lao động, visa thăm người thân, Visa cho vợ/chồng, gia đình…. cho người nước ngoài vào Việt Nam của SprinGO. Chúng tôi xin cập nhật một số thông tin quan trọng theo quy định mới nhất của Việt Nam để khách hàng kịp thời hiểu rõ để thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh Việt Nam.
  • Dịch vụ khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp – đánh giá hiệu quả tổ chức.

    Mục đích của tư vấn chiến lược là giúp doanh nghiệp thấu hiểu tình hình của công ty. Giúp doanh nghiệp kiểm tra mức độ định hướng hoạt động về sự rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu kinh doanh & hiện trạng tổ chức vận hành. Giúp doanh nghiệp nhận diện yếu tố đang dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động tạo kết quả.
  • Tư vấn Hệ thống quản trị cho Doanh nghiệp

    SprinGO cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, tư vấn triển khai chiến lược kết nối với 
  • ĐỘT PHÁ TUYỂN DỤNG THỜI 4.0

    Tuyển dụng luôn là đề tài nóng trong những đề tài nóng. Luôn là điều các nhà quản trị trăn trở và suy nghĩ. Làm thế nào để tuyển dụng hiệu quả? Tuyển đúng người, đúng việc, đúng thời điểm? Thử nghiên cứu tài liệu của SprinGO trong Tips sau nhé.
  • KÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VỚI ĐỐI TÁC NHỰA HOÀNG HÀ

    Tháng 11/2019 - Sự kiện: Ký hợp đồng Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự với đối tác Hoàng HàLễ ký kết hợp đồng là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hợp tác bền chặt giữa hai công ty SprinGO và Công ty Hoàng Hà. SprinGO vinh dự và hãnh diện khi được mang tri thức ứng dụng vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, được vùi đầu nghiên cứu và mang lại những giá trị hiện thực, có thể đo lường kết quả cho Doanh nghiệp. Xác định Mục tiêu của Bộ phận dựa trên chiến lược và mục tiêu của công ty như thế nào Tư duy về xây dựng Quy trình hoạt động cho bộ phận Dùng công cụ nào để quản trị hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực? Các DN đang cạnh tranh bởi hệ thống quản trị và đội ngũ nhân sự vượt trội SprinGO sẽ đồng hành cùng Hoàng Hà trên chặng đường đổi mới và thành công!
  • KÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN HỆ THỐNG LƯƠNG 3P VỚI ĐỐI TÁC HẢI LONG - HẬU GIANG

    Công ty TNHH Công nghệ sinh học Hải Long là công ty uy tín chuyên về sản xuất các chế phẩm sinh học chất lượng cao cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.Ban giám đốc là những người trẻ tuổi, dám nghĩ, dám làm. Quan tâm tới vấn đề nhân sự, BGĐ công ty luôn đau đáu nỗi niềm, làm thế nào để tuyển được nhân sự phù hợp, công cụ nào quản lý hiệu quả?Và SprinGO rất vinh dự được tư vấn hệ thống lương cho DN trẻ đầy triển vọng này!

  • HOẠCH ĐỊNH KẾ THỪA PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI 2021

    Trong mô hình quản trị hiện đại, quan điểm về “Nhân tài” của một doanh nghiệp, không chỉ là những người có năng lực thiên bẩm, xuất chúng hơn người… mà còn được mở rộng ra đến toàn thể bộ máy nhân sự, bất kì người cán bộ nhân viên ở vị trí công việc nào, vai trò nhiệm vụ đảm nhận ra sao thì họ cũng được xem là nhân tài. Để hiểu rõ hơn về quan điểm và khái niệm Nhân Tài này, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu Mô hình Lý thuyết Nhân tài 3C (Dave Ulrich)
  • ĐỘT PHÁ TUYỂN DỤNG THỜI 4.0

    Tuyển dụng luôn là đề tài nóng trong những đề tài nóng. Luôn là điều các nhà quản trị trăn trở và suy nghĩ. Làm thế nào để tuyển dụng hiệu quả? Tuyển đúng người, đúng việc, đúng thời điểm? Thử nghiên cứu tài liệu của SprinGO trong Tips sau nhé.
  • WORKFLOW - Sơ đồ dòng chảy công việc

    WorkFlow là một cách để tiêu chuẩn hóa công việc. Nếu không có workflow bạn sẽ gặp một số vấn đề phát sinh như sau : + Không biết bắt đầu công việc từ đâu? +Không biết phải làm như thế nào, trình tự ra sao? +Không biết kết quả cần phải đạt được ra sao ? + Mắc lỗi nghiêm trọng. do đó bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc.Sơ đồ dòng chảy công việc WorkFlow (Work là một công việc cần hoàn thành, Flow là một quá trình,một dòng chảy xử lý) là thứ tự các bước, tác vụ, sự kiện hoặc tương tác làm nên một quy trình để thực hiện một công việc nào đó. Sơ đồ này được thực hiện dưới dạng các hình hộp và các mũi tên, có tính trực quan hóa cao.

Fanpage Của Chúng Tôi
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
CÔNG TY ĐÀO TẠO – TƯ VẤN PHÁT TRIỂN SPRINGO

Hotline

0969 79 89 44

Địa Chỉ

Khu Vinhomes Garden - Q. Nam Từ Liêm - TP Hà Nội

Email

hrspring.vn@gmail.com