Chưa cập nhật
Chưa cập nhật
Chưa cập nhật
WORKFLOW.
Tại sao cần Sơ đồ dòng chảy công việc ( WorkFlow )
WorkFlow là một cách để tiêu chuẩn hóa công việc. Nếu không có workflow bạn sẽ gặp một số vấn đề phát sinh như sau :
+ Không biết bắt đầu công việc từ đâu?
+Không biết phải làm như thế nào, trình tự ra sao?
+Không biết kết quả cần phải đạt được ra sao ?
+ Mắc lỗi nghiêm trọng. do đó bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc.
Sơ đồ dòng chảy công việc WorkFlow (Work là một công việc cần hoàn thành, Flow là một quá trình,một dòng chảy xử lý) là thứ tự các bước, tác vụ, sự kiện hoặc tương tác làm nên một quy trình để thực hiện một công việc nào đó. Sơ đồ này được thực hiện dưới dạng các hình hộp và các mũi tên, có tính trực quan hóa cao.
2- Mục đích: Sơ đồ dòng chảy công việc ( WorkFlow )
Trực quan hóa các công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm một cách dễ hiểu.
Với người phụ trách và các bên liêu quan: Workflow giúp công nhân viên có thể hiểu và làm đúng theo quy trình như một thói quen.
Với các cấp quản lý: Workflow là cơ sở để thẩm định ,đánh giá lại quy trình,dễ dàng xác định được những bất thường và sai sót có thể xảy ra, thông qua đó kiểm soát được nó.
Cần thông tin gì trước đó để XD Workflow hiệu quả?
1/ HIỂU RÕ TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP.
Một sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh thể hiện cho biết nguồn lực của công ty có thực sự hợp nhất với chiến lược và tầm nhìn hay không? Đáp ứng nguyên tắc 3Đ: Đặt đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. (Muốn có được điều này thì bắt nguồn từ: Mục tiêu, chiến lược, giá trị lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của DN). Từ đó XD được sơ đồ tổ chức cho DN.
2/ HIỂU CÁC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG BAN
3/ HIỂU HỆ THỐNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÂN.
4/ HIỂU SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY CÔNG VIỆC. WORKFLOW
Các bước tạo Workflow
Bước 1 : Xác định các bên liên quan . ( Các cá nhân,các phòng ban )
Bước 2 : Xác định điểm khởi đầu và kết thúc.
Bước 3 : Xác định hoạt động quan trọng trong quá trình
Bước 4 : Xác định văn bản, tài liệu(Form biểu) dùng trong quá trình
Bước 5 : Xác định những điểm cần đưa ra quyết định( Yes đi tiếp,No quay lại )
Bước 6 : Xác định những cơ sở dữ liệu dùng trong quá trình.
Bước 7 : Xác định những điểm trong quá trình có sai sót để quản lý.
5/ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỀU CHỈNH.
Nhiều bạn đặt câu hỏi với mình là: Em không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào khi bước chân vào 1 công ty với vai trò Quản lý hay Nhân viên em vẫn bị lúng túng.
Để trả lời câu hỏi này thì tôi có mấy gợi ý như sau: LƯU Ý:
Một số luận điểm trên đây chỉ đi vào 1 khía cạnh, vì khó diễn đạt hết trong 1 bài viết.
CHÚC CÁC BẠN TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG!
0969 79 89 44
Khu Vinhomes Garden - Q. Nam Từ Liêm - TP Hà Nội
hrspring.vn@gmail.com