HT Phan liên tục tuyển sinh các khóa đào tạo nhân sự, cung cấp các việc làm nhân sự

banner_new

HOTLINE: 0984 39 43 38

SprinGO: Vì thế hệ trẻ tài năng. Vì sự phát triển của Doanh nghiệp
  • Lãnh đạo có cần kiến thức chuyên môn? Có cần phải giỏi chuyên môn hơn cấp dưới?

    Lãnh đạo có cần kiến thức chuyên môn? Có cần phải giỏi chuyên môn hơn cấp dưới?
  • Công thức SWAN

    Công thức SWAN
  • TRIỂN KHAI 6 BƯỚC CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

    TRIỂN KHAI 6 BƯỚC CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ
  • TẠI SAO SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC LẠI QUAN TRỌNG?

    Tất cả mọi doanh nghiệp đều biết được rằng sự gắn kết đóng một vai trò quan trọng trong quản trị nhân sự nhưng rất ít người biết được lý do tại sao. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao sự gắn kết/ tham gia của nhân viên lại rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh doanh, nhân viên làm việc hiệu quả hơn và lợi nhuận lành mạnh hơn.
  • GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ

    Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào các chuyên gia và công việc chuyên nghiệp mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ.
  • Giải pháp phát triển cá nhân

    Tôi nhớ mãi lời thầy dạy của mình: Let's studying intelligent. Keep it forever. “Hãy học cho khôn ngoan, nghĩa là học cái gì mà giữ được suốt đời, kiến thức là nền tảng nhưng khả năng tư duy, khả năng suy luận, khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, biết cân nhắc đánh giá để dùng thông tin và giải quyết vấn đề mới là điều đi theo chúng ta suốt đời”.
  • Hướng dẫn tổ chức tiệc cuối năm

    Trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp thì các hoạt động thuộc: PHONG TRÀO NGHI LỄ, NGHI THỨC là biểu hiện của lớp thứ 5. Nhưng để làm sao truyền tải được thông điệp của Giá trị lõi trong tổ chức thì cần có hoạt động truyền thông kết nối. Phần này tôi sẽ dành thời gian viết nhiều hơn để các bạn hiểu sâu rộng về vấn đề Văn hóa Doanh nghiệp.
  • Kỹ Năng Lắng Nghe

    Trong cuộc sống hiện đại, có quá nhiều điều chúng ta cần học hỏi và được lắng nghe. Trong những điều đó có lắng nghe một động tác tưởng chừng vô thức nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giao tiếp hàng ngày.

GÓC GIAO LƯU KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

Chưa cập nhật

  • TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ “XỊN” LÀ NHƯ THẾ NÀO?

    Trưởng phòng Hành chính Nhân sự nghĩa là gì? Có vô số định nghĩa về vị trí này. Vậy bạn hiểu như thế nào về vị trí Trưởng phòng Hành chính Nhân sự?
  • Tại sao đội ngũ nhân sự của các công ty mãi đì đẹt?

    Những ngày vừa qua, bộ phận nhân sự rất bận rộn trong việc giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời kỳ dịch bệnh, bận là vậy nhưng vẫn có một chút gì đó chưa thực sự hoàn chỉnh. Đó là thái độ của các bạn làm nhân sự hiện giờ vẫn còn thiếu chủ động, kém thích ứng,...
  • Học Online - Xu hướng học tập hiệu quả cho năm 2020

    Xu hướng Online đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt giữa tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì việc học Online càng thể hiện ưu thế của mình so với các hình thức học thông thường.
  • Cách học khôn ngoan

    Tôi nhớ mãi lời thầy dạy của mình: “Hãy học cho khôn ngoan, nghĩa là học cái gì mà giữ được suốt đời, kiến thức là nền tảng nhưng khả năng tư duy, khả năng suy luận, khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, biết cân nhắc đánh giá để dùng thông tin và giải quyết vấn đề mới là điều đi theo chúng ta suốt đời”. Keep it forever.Học để nhớ phải dựa trên nền tảng nguyên lý, mang tính phổ quát, diện rộng, đã có sự nghiên cứu và trải nghiệm nhiều lần. Không nên trở thành thợ sao chép mà phải trở thành người tạo ra sản phẩm của kiến thức chứ không phải là nô lệ của kiến thức.

NHÂN SỰ VỚI CÔNG NGHỆ

Chưa cập nhật

NHÂN SỰ VỚI KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Chưa cập nhật

  • Conversation Interview

    Phỏng vấn là công đoạn đầu tiên để chúng ta vượt qua giới hạn chính bản thân mình. Hãy cùng đọc to đoạn hội thoại sau để test trình độ của mình về tiếng Anh, các bạn nhé.

  • HOẠCH ĐỊNH KẾ THỪA PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI 2021

    Trong mô hình quản trị hiện đại, quan điểm về “Nhân tài” của một doanh nghiệp, không chỉ là những người có năng lực thiên bẩm, xuất chúng hơn người… mà còn được mở rộng ra đến toàn thể bộ máy nhân sự, bất kì người cán bộ nhân viên ở vị trí công việc nào, vai trò nhiệm vụ đảm nhận ra sao thì họ cũng được xem là nhân tài. Để hiểu rõ hơn về quan điểm và khái niệm Nhân Tài này, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu Mô hình Lý thuyết Nhân tài 3C (Dave Ulrich)

  • Nhân sự với tính năng của VBA

    Hãy khám phá dữ liệu của bạn theo những cách mới. Tất cả công việc của các bạn sẽ được tự động thông qua VBA.Các bạn sẽ tự làm được như video bên dưới. Tôi chắc chắn là như vậy.Thật tuyệt vời phải không nào? Công việc của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng vô cùng và các bạn sẽ yêu thích công việc hơn.
  • Bài Test phỏng vấn nhân sự bằng VBA

    SHARE TOOL - BÀI TEST ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN(File ứng dụng trong cả tuyển dụng, test kiến thức, đào tạo, tạo bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực....)👌Thành công nghĩa là sống hạnh phúc.✊Thành công của bạn là biết đặt bản thân vào đúng chỗ, trải nghiệm sự tự do đích thực của đời mình👍Nếu muốn thành công, 99% là nỗ lực, 1% là cơ hội.TẢI BÀI TEST TẠI ĐÂY

  • SPRINGO - KHÓA HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CHẤT LƯỢNG

    Các chương trình đào tạo của SprinGO được xây dựng với tiêu chuẩn đầu ra theo khung năng lực ở các vị trí khác nhau theo mô hình COID, COID là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) để thiết kế chương trình đào tạo(Curriculum).Các khóa học của SprinGO được phát triển và ứng dụng mô phỏng nguyên tắc “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Viện công nghệ MIT (Hoa Kỳ) với lý giải rằng mọi chương trình đào tạo người đều phải hướng tới việc trang bị đồng thời kiến thức (Conceive) và các kỹ năng về vận hành công cụ (Operate), và/ hoặc ứng dụng để giải quyết vấn đề (Implement), và/hoặc thiết kế (Design) nội dung mới trong năng lực cần thiết. Mô hình “Ghi nhớ - Hiểu – Vận dụng – Liên kết – Sáng tạo”.
  • Workshop Đột phá tuyển dụng 4.0

    Bạn làm Tuyển dụng và đã từng TỤT HUYẾT ÁP vì: Deadline đóng job sắp đến mà chưa có ứng viên UV được hẹn phỏng vấn nhưng không đếnVà trong đầu các bạn luôn đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để thu hút ứng viên? Làm thế nào để UV không “bùng” phỏng vấn. Làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh bế tắc này đạt target hàng tháng ? Làm thế nào để tuyển dụng nhanh nhất nhưng tối ưu chi phí nhất? Làm thế nào để biết tuyển đúng người - đúng việc và đúng thời điểm?

  • Bộ Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc trong thời gian có dịch Corona

     Dịch Corona đang dần trở nên nguy hiểm hơn. Người người nhà nhà nơm nớp lo lắng mỗi khi bước ra khỏi nhà để đi học, đi làm. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm việc qua internet, có những công việc vẫn cần đến công ty mới có thể hoàn thành, những đơn hàng vẫn cần phải sản xuất, những buổi hẹn vẫn phải diễn ra,... Dịch bệnh có thể chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân sự nhưng vô hình chung khiến cho bầu không khí văn phòng trở nên mệt mỏi, căng thẳng vì nỗi lo lây bệnh. Trong trường hợp này, công việc hàng đầu của HR chính là ổn định tinh thần anh em, cập nhật thông báo về dịch bệnh và triển khai những hoạt động phòng tránh để đảm bảo công ty và công việc vẫn hoạt động trơn tru.
  • Đánh giá nhân sự cuối năm và bài toán thưởng tết

    Thời tiết thay đổi thất thường khiến các anh chị em nhân sự nhà mình thật mệt mỏi. Cơ mà đấy chưa thấm vào đâu đâu. Anh chị không tin ạ? Vậy để Mị kể cho mà nghe nhé. Sáng thứ Hai đầu tuần, Mị vừa co ro bước vào văn phòng, chưa kịp uống cốc nước ấm cho đỡ cơn rét của gió lạnh đầu mùa miền Bắc thì đã nhận được vài chục cái tin nhắn của Sếp. Lạch bạch chạy vào ngồi nghe Sếp truyền khẩu dụ.

Video

click_banner

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ TNCN VÀ TÌNH HUỐNG

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ TNCN VÀ TÌNH HUỐNG

Thuế khấu trừ tại nguồn (còn có cách gọi khác là thuế thu tại nguồn, thuế tạm thu, thuế trích thu, thuế khấu lưu…) là một hình thức của các loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu bằng cách khấu trừ ngay vào khoản tiền mà người trả thu nhập trả cho người nhận thu nhập.

– Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức khi trả lương cho người lao động, nhân viên.. trong doanh nghiệp. tổ chức, cơ quan của mình sẽ không trả toàn bộ số lương ghi trong hợp đồng lao động. Cơ quan thuế yêu cầu giữ lại một phần trong số lương đó để nộp cho cơ quan thuế. Phần này chính là thuế lương mà người lao động, nhân viên phải đóng vì có thu nhập là lương. Ở đây, thuế lương mang hình thức thuế khấu trừ tại nguồn.

– Mục đích áp dụng thuế khấu trừ tại nguồn là để tạo thuận lợi cho công tác thu thuế và giảm thiểu hành động trốn thuế của người phải đóng thuế thu nhập.

Khoản 3, Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.”

Như vậy, theo thông tin chị cung cấp, nhân viên này không còn làm việc tại Công ty chị tại thời điểm quyết toán thuế (nghỉ việc từ tháng 08/2017), vì vậy, nhân viên này không thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân nêu trên.

Trong trường hợp này, Công ty chị phải cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên này để tự đi quyết toán thuế.

Mẹo tính thuế và quyết toán thuế TNCN có 2 nguồn thu nhập. Cá nhân có 2 nguồn thu nhập tính thuế TNCN, quyết toán thuế TNCN như thế nào? Đóng BHXH cho nhân viên làm 2 công ty như thế nào?
I/ Tính giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc:
Theo khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh:
“c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”
Như vậy:
– Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi.
– Nếu muốn giảm cho người phụ thuộc thì phải đăng ký qua công ty muốn tính giảm trừ
VD: Nhân viên A ký hợp đồng với Công ty B và C, và lựa chọn giảm trừ bản thân tại Cty B. Thì khoản thu nhập phát sinh tại Công ty C sẽ không được giảm trừ bản thân nữa.
– Nếu Nhân viên A muốn giảm trừ cho người phụ thuộc tại Công ty C thì phải đăng ký người phụ thuộc tại Cty C.
II. Cách tính thuế thu nhập cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: 
Theo khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định về việc khấu trừ thuế TNCN:
“1. Khấu trừ thuế
– Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
Như vậy:
– Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Cá nhân có thu nhập nhiều nơi trong đó có nơi ký dưới 3 tháng (mức lương từ 2.000.000/lần hoặc /tháng trở lên) thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết vì có thu nhập 2 nơi).
VD:
– Ông D ký hợp đồng > 3 tháng với Công ty A và B. Thì Công ty A và B kê khai, khấu trừ cho Ông D theo Biểu lũy tiến từng phần. Cuối năm Công ty A và B cấp chứng từ khấu trừ thuế cho Ông D để Ông D tự đi quyết toán.
– Cá nhân A ký hợp đồng > 3 tháng với Công ty B (thì Cty B tính theo lũy tiến từng phần).
Và ký < 3 tháng với công ty C mức lương là 3.000.000/tháng (Thì Công ty C phải khấu trừ 10%)
III. Cách đóng BHXH cho nhân viên làm nhiều công ty:
Theo khoản 1 điều 39 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam:
“1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
1.2. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.”
Như vậy:
– Đóng BHXH, BHTN tại nơi ký hợp đồng đầu tiên
– Đóng BHYT tại nơi có mức lương cao nhất.

  1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân có nhiều nguồn thu nhập:

Theo Công văn 801/TCT- TNCN ngày 02/3/2016 của Tổng cục thuế:
– Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền.
-Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2015 thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Như vậy: Nếu Cty bạn trả lương cho ai thì phải quyết toán thuế TNCN cho họ (Dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế). Tức là quyết toán phần tiền lương, tiền công mà công ty bạn trả cho nhân viên đó.
– Không trả lương thì không phải quyết toán.
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai này thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.”
Ví dụ 1:
– Năm 2015, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty X,
– Đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác là 90 triệu đồng đã khấu trừ thuế TNCN 10%.
-> Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2015 của Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng),
-> Nếu Bà A không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai trên thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2015 cho Công ty X. Công ty X chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty X trả.
-> Nếu Bà A có nhu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai trên thì Bà A phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý Công ty X
“+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN.”
Ví dụ 2:
– Năm 2015, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty M và được giảm trừ bản thân tại đây,
– Tháng 3/2015 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty N là 20 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%,
– Tháng 10/2015 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế.
-> Như vậy, trong năm 2015 Ông B có một Khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông B thuộc diện quyết toán thuế thì Ông B không ủy quyền quyết toán tại Công ty M, mà trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế quản lý đơn vị chi trả thu nhập mà Ông B đã đăng ký giảm trừ gia cảnh (Tức là cơ quan thuế quản lý Công ty M). Công ty N và K có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm căn cứ thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Rất nhiều câu hỏi về Tình huống thuế TNCN mà doanh nghiệp gặp phải, trong bài viết này tôi xin được tổng hợp, giải đáp các vướng mắc đó:

Tình huống 1: Trường hợp trong tháng phát sinh thu nhập (ví dụ thu nhập là 50 triệu đồng) nhưng trong tháng đơn vị kê khai thu nhập chịu thuế là 30 triệu, còn lại 20 triệu đồng đến khi quyết toán thuế mới kê khai. Vậy đơn vị có bị phạt không?

   Trả lời:

Tại điểm b, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của BTC hướng dẫn :

 “Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”

Tại tiết c.1 và tiết c.2, điểm c khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“c.1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

c.2) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.”

Căn cứ các quy định trên, Công ty khi chi trả thu nhập cho các cá nhân đã không kê khai hết thu nhập đến khi quyết toán thuế mới kê khai thì:

 - Trường hợp kê khai bổ sung không làm thay đổi tiền thuế phải nộp thì Công ty chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

- Trường hợp kê khai bổ sung làm tăng tiền thuế phải nộp thì Công ty lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định.


Tình huống 2: Cá nhân 6 tháng đầu năm làm việc ở 1 doanh nghiệp và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, 6 tháng cuối năm cá nhân đó chuyển sang làm việc tại Công ty khác thì có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại cho người phụ thuộc không.

Trả lời:

Tại điểm i, khoản1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“ Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho đơn vị mới như trường hợp đăng ký  người phụ thuộc lần đầu. Cá nhân đó vẫn được tính giảm trừ gia cảnh cho cả năm.


Tình huống 3:  Cá nhân thực hiện đăng ký người phụ thuộc mẫu số 16/ĐK-TNCN và hồ sơ chứng minh cho cơ quan chi trả thu nhập. Khi có sự thay đổi về người phụ thuộc cá nhân có phải nộp hồ sơ chứng minh lại cho cơ quan thuế không?

Trả lời:

Tại điểm h.2.1.1.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

   “ h.2.1.1.2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:

Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.”

Căn cứ quy định trên, khi người nộp thuế có thay đổi về người phụ thuộc thì phải khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc nộp cho cơ quan thuế đối với trường hợp người nộp thuế khai trực tiếp với cơ quan thuế.

Tình huống 4: Tại thời điểm quyết toán thuế TNCN, cá nhân không làm việc tại đơn vị . Xin hỏi những cá nhân đó có phải đưa vào các mẫu biểu quyết toán thuế của đơn vị không?

Trả lời:

Tại điểm a.3, khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân không còn làm việc tại đơn vị vào thời điểm quyết toán thì đơn vị vẫn phải kê khai thu nhập trả cho cá nhân đó trên mẫu biểu quyết toán.


Tình huống 5:  Đơn vị tính thuế và nộp thuế TNCN theo quý. Trường hợp một cán bộ làm đến hết tháng 10/2013 thì nghỉ hưu và lập giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2013 cam kết không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương hưu. Vậy đến khi quyết toán thuế TNCN năm 2013 thì cá nhân tự quyết toán thuế với cơ quan thuế hay cơ quan trả thu nhập quyết toán thay cho cá nhân đó.

Trả lời:

Tại tiết a.4 điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính qui định:

“a.4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm”….

Căn cứ quy định trên, trường hợp cán bộ làm đến hết tháng 10/2013 thì nghỉ hưu và lập giấy đề nghị ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2013 thì Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quyết toán thay phần thu nhập đã trả cho cá nhân đó trong năm 2013. 


Tình huống 6: Công ty chi trả cổ tức năm 2013 chi vào năm 2014 có phải trích thuế TNCN không? Nếu phải trích thì trích vào năm 2013 hay 2014? Nếu cổ đông nhận cổ tức là nhân viên trong Công ty thì phần thu từ cổ tức có cộng vào thu nhập của nhân viên đó để quyết toán thuế TNCN không?

Trả lời:

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“3. …Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

... b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.” ...

Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“... 3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”

Căn cứ các quy định trên, phần cổ tức chi trả vào năm 2014 phải tính thuế TNCN. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm nhận thu nhập (năm 2014). Cổ đông nhận cổ tức là nhân viên trong Công ty thì phần cổ tức này không được cộng vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của nhân viên này khi quyết toán thuế TNCN mà phải kê khai quyết toán riêng.


Tình huống 7: Người lao động từ tháng 1 đến tháng 6 có thu nhập tính thuế thuộc đối tượng phải nộp thuế nhưng từ tháng 7 đến tháng 12 lại có thu nhập tính thuế không đến mức phải nộp thì cơ quan chi trả quyết toán thuế như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c Khoản 1 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“… c) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền.”

Căn cứ quy định trên, cơ quan chi trả có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập trả cho cá nhân nêu trên.


Tình huống 8: Doanh nghiệp thuê người lao động nước ngoài từ năm 2011, đến tháng 3 năm 2013 thì về nước (đã nộp thuế TNCN theo từng tháng). Vậy quyết toán thuế cho người lao động vào bảng kê 05A/BK-TNCN hay 05B/BK-TNCN và có quyết toán không?

Trả lời:

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định:

“... 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  1. a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

  1. b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.

  1. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Căn cứ quy định trên: Trường hợp cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ năm 2011 đến tháng 3 năm 2013 được xác định là cá nhân cư trú thì khi quyết toán thuế TNCN kê khai vào mẫu số 05A/BK-TNCN.


Tình huống 9: Bà A là giáo viên của trường THCS Nguyễn Trãi từ tháng 1 đến tháng 5/2013. Từ tháng 01/6/2013 bà A chuyển công tác đến trường THCS Nguyễn Hải Ab, thu nhập chịu thuế của bà A là 6.000.000đ/tháng. Tại trường THCS  Nguyễn Hải Ab đã khấu trừ thuế TNCN là 500.000đ (Bà A không có người phụ thuộc)

Xin hỏi?

- Bà A có được ủy quyền cho bên nào quyết toán thuế?

- Nếu được quyết toán thay thì căn cứ vào đâu để xác định thu nhập chịu thuế của bà A từ tháng 1 đến tháng 5? Và thu nhập này có được cộng vào TNCT tại biểu 05A-KK không?

Trả lời

Tại điểm d.1, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay trong trường hợp:

“Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.”

 Căn cứ quy định trên thì bà A có thu nhập thường xuyên (trên 3 tháng) tại 2 đơn vị trả thu nhập không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

   Trường Hải Lý và trường Hải Chính chỉ kê khai phần thu nhập tại Trường trả cho bà A.


Tình huống 10: Người làm kế toán cho 3 DN, mỗi DN có thu nhập là 3.500.000đ/tháng.  không có người phụ thuộc. DN này  đều ký hợp đồng lao động là 12 tháng

- Trường hợp này thì quyết toán như thế nào?(tự quyết toán hay ủy quyền quyết toán)

Trả lời

Tại điểm c, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

 “Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo…”

Tại điểm d.1, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

“Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm”

Căn cứ các quy định trên thì bà B không được ủy quyền quyết toán mà phải tự  quyết toán thuế nếu thuộc trường hợp phải quyết toán thuế theo quy định.


Tình huống 11: Ngày 02/4/2014 cơ quan thuế mới nhận được quyết toán thuế TNCN năm 2013 của NNT, trong đó có kèm theo hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của NNT (là bố đẻ ngoài độ tuổi lao động và không có thu nhập). Trong năm 2013 trường hợp này chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh. Vậy trường hợp này cơ quan thuế có chấp nhập hồ sơ miễn giảm gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm 2013 không?

Trả lời:

Tại tiết c.2.3, điểm c, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn  giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

“Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.”

Tại tiết d.4 điểm d, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn người phụ thuộc:

“Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ quy định trên trường hợp trong năm người nộp thuế chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh đến khi nộp quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc là bố đẻ (ngoài độ tuổi lao động và không có thu nhập) thì vẫn được tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trường hợp người phụ thuộc là các cá nhân không nơi nương tựa theo quy định trên thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế.


Tình huống 12: Hộ gia đình cho thuê tài sản có hợp đồng ký kết với bên thuê có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm. Khi mua hóa đơn lẻ tại cơ quan thuế có phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN hay không?

Trả lời:

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính:

“Điều 11. Bán hoá đơn do Cục Thuế đặt in

  1. Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản này là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.”

“Điều 12. Cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.”

- Căn cứ quy định tại Khoản 25, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:

“ Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.”.

Căn cứ các quy định nêu trên thì hộ gia đình là hộ không kinh doanh có phát sinh hoạt động cho thuê tài sản, hàng hóa của hộ gia đình có mức doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên cơ quan thuế không bán, không cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này.


Tình huống 13: Hộ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm có phải khai và nộp tờ khai thuế mẫu số 01/THKH cho cơ quan thuế hay không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính:

“Điều 21. Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán

  1. Mức doanh thu không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán

Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.”

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp hộ gia đình có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì hộ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán. Nhưng vẫn phải kê khai và  nộp tờ khai thuế khoán mẫu số 01/THKH.


Tình huống 14: Trường hợp hộ không kê khai thuế khoán mà chỉ kê khai thuế môn bài thì có thể căn cứ vào khoảng thu nhập tối đa trên tờ khai thuế môn bài và biểu xác định tỷ lệ thu nhập trên doanh thu của Cục Thuế để tính ngược ra doanh thu tối đa làm cơ sở công khai doanh thu của hộ không phải nộp thuế khoán có được không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính:

“6. Xác định số thuế khoán

Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.”

Căn cứ quy định nêu trên thì việc xác định doanh thu của Hộ nộp thuế khoán phải được căn cứ trên tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

 

4b304cb6d9f821a678e9
eb616f5be115194b4004
7e401ceebca044fe1db1
51694b9eb3d74b8912c6

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC BẠN!

PROFILE CỦA CHÚNG TÔI SẼ ĐƯỢC GỬI KHI CÁC BẠN YÊU CẦU

 

  dang_ky_gif

 

 

Tin Tức Mới
  • CÔNG TY TDC AUTOPARTS

    CÔNG TY TDC AUTOPARTS 
  • WILSON VỮNG BƯỚC VƯƠN XA!

    WILSON VỮNG BƯỚC VƯƠN XA!
  • TƯ VẤN XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

    Hành trình chuẩn hóa, đóng gói doanh nghiệp không chỉ hướng đến mục đích mở rộng quy mô, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và trường tồn. Việc chuẩn hóa và cải tiến quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền tảng để doanh nghiệp thích ứng và bứt phá.
  • KHẢO SÁT NĂNG LỰC TỔ CHỨC

    Đối với một nhà quản lý có năng lực tổ chức, việc sắp xếp công việc 1 cách khoa học, điều phối cho nhân viên một cách hợp lý là yếu tố hàng đầu mang đến hiệu quả trong công việc. Năng lực này cũng giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian, đồng thời có thể phản ứng nhanh hơn đối với những sự cố đến bất chợt.
  • Dịch vụ tư vấn thu hút nhân tài tạo nguồn tuyển dụng hiệu quả

    Làm sao để tuyển dụng đúng người đúng việc cho công ty là một trong những điều cực kì quan trọng đối với những nhà quản lý, giữa những ứng viên trung bình thì chỉ có một sổ rất ít những người thật sự có tài và phù hợp, làm thế nào để nhanh chóng tìm được họ là một câu hỏi nan giải, vì vậy bài viết bí quyết tuyển dụng nhân tài này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng rút ngắn được thời gian “đãi cát tìm vàng”.
  • Các bước triển khai đánh giá năng lực trong doanh nghiệp

    Trong xu thế công nghệ và đối mặt với thời kỳ VUCA. Hầu hết các tổ chức đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tác động trực tiếp đến cách họ kinh doanh, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp có tới 70% nhân viên chưa nắm vững các kỹ năng cần thiết cho công việc của họ hiện nay và 80% nhân viên không có các kỹ năng cần thiết cho vai trò hiện tại và tương lai của họ, theo khảo sát của Gartner, Inc.
  • ỨNG DỤNG KHUNG NĂNG LỰC – TÌM THỰC LỰC NHÂN TÀI

    Khung năng lực đóng vai trò quan trọng, có thể ứng dụng đa dạng trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hiện nay như: tuyển dụng, đào tạo..
  • Setup hệ thống nhân sự PHÙ HỢP - TINH GỌN - HIỆU QUẢ

    Thấu hiểu những khó khăn mà Doanh nghiệp đang gặp phải như nguồn nhân lực yếu kém, thiếu kinh nghiệm; phân công không hợp lý, đùn đẩy trách nhiệm...Công ty Đào tạo - Tư vấn Phát triển SprinGO cung cấp dịch vụ setup phòng nhân sự bài bản cho doanh nghiệp
  • Những quy định mới về xin visa thị thực/gia hạn visa Việt Nam năm 2021

    SprinGO trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ visa và gia hạn visa du lịch, visa Thương mại, doanh nghiệp, visa đầu tư, visa lao động, visa thăm người thân, Visa cho vợ/chồng, gia đình…. cho người nước ngoài vào Việt Nam của SprinGO. Chúng tôi xin cập nhật một số thông tin quan trọng theo quy định mới nhất của Việt Nam để khách hàng kịp thời hiểu rõ để thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh Việt Nam.
  • Dịch vụ khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp – đánh giá hiệu quả tổ chức.

    Mục đích của tư vấn chiến lược là giúp doanh nghiệp thấu hiểu tình hình của công ty. Giúp doanh nghiệp kiểm tra mức độ định hướng hoạt động về sự rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu kinh doanh & hiện trạng tổ chức vận hành. Giúp doanh nghiệp nhận diện yếu tố đang dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động tạo kết quả.
  • Tư vấn Hệ thống quản trị cho Doanh nghiệp

    SprinGO cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, tư vấn triển khai chiến lược kết nối với 
  • ĐỘT PHÁ TUYỂN DỤNG THỜI 4.0

    Tuyển dụng luôn là đề tài nóng trong những đề tài nóng. Luôn là điều các nhà quản trị trăn trở và suy nghĩ. Làm thế nào để tuyển dụng hiệu quả? Tuyển đúng người, đúng việc, đúng thời điểm? Thử nghiên cứu tài liệu của SprinGO trong Tips sau nhé.
  • KÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VỚI ĐỐI TÁC NHỰA HOÀNG HÀ

    Tháng 11/2019 - Sự kiện: Ký hợp đồng Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự với đối tác Hoàng HàLễ ký kết hợp đồng là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hợp tác bền chặt giữa hai công ty SprinGO và Công ty Hoàng Hà. SprinGO vinh dự và hãnh diện khi được mang tri thức ứng dụng vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, được vùi đầu nghiên cứu và mang lại những giá trị hiện thực, có thể đo lường kết quả cho Doanh nghiệp. Xác định Mục tiêu của Bộ phận dựa trên chiến lược và mục tiêu của công ty như thế nào Tư duy về xây dựng Quy trình hoạt động cho bộ phận Dùng công cụ nào để quản trị hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực? Các DN đang cạnh tranh bởi hệ thống quản trị và đội ngũ nhân sự vượt trội SprinGO sẽ đồng hành cùng Hoàng Hà trên chặng đường đổi mới và thành công!
  • KÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN HỆ THỐNG LƯƠNG 3P VỚI ĐỐI TÁC HẢI LONG - HẬU GIANG

    Công ty TNHH Công nghệ sinh học Hải Long là công ty uy tín chuyên về sản xuất các chế phẩm sinh học chất lượng cao cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.Ban giám đốc là những người trẻ tuổi, dám nghĩ, dám làm. Quan tâm tới vấn đề nhân sự, BGĐ công ty luôn đau đáu nỗi niềm, làm thế nào để tuyển được nhân sự phù hợp, công cụ nào quản lý hiệu quả?Và SprinGO rất vinh dự được tư vấn hệ thống lương cho DN trẻ đầy triển vọng này!

  • HOẠCH ĐỊNH KẾ THỪA PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI 2021

    Trong mô hình quản trị hiện đại, quan điểm về “Nhân tài” của một doanh nghiệp, không chỉ là những người có năng lực thiên bẩm, xuất chúng hơn người… mà còn được mở rộng ra đến toàn thể bộ máy nhân sự, bất kì người cán bộ nhân viên ở vị trí công việc nào, vai trò nhiệm vụ đảm nhận ra sao thì họ cũng được xem là nhân tài. Để hiểu rõ hơn về quan điểm và khái niệm Nhân Tài này, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu Mô hình Lý thuyết Nhân tài 3C (Dave Ulrich)
  • ĐỘT PHÁ TUYỂN DỤNG THỜI 4.0

    Tuyển dụng luôn là đề tài nóng trong những đề tài nóng. Luôn là điều các nhà quản trị trăn trở và suy nghĩ. Làm thế nào để tuyển dụng hiệu quả? Tuyển đúng người, đúng việc, đúng thời điểm? Thử nghiên cứu tài liệu của SprinGO trong Tips sau nhé.
  • WORKFLOW - Sơ đồ dòng chảy công việc

    WorkFlow là một cách để tiêu chuẩn hóa công việc. Nếu không có workflow bạn sẽ gặp một số vấn đề phát sinh như sau : + Không biết bắt đầu công việc từ đâu? +Không biết phải làm như thế nào, trình tự ra sao? +Không biết kết quả cần phải đạt được ra sao ? + Mắc lỗi nghiêm trọng. do đó bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc.Sơ đồ dòng chảy công việc WorkFlow (Work là một công việc cần hoàn thành, Flow là một quá trình,một dòng chảy xử lý) là thứ tự các bước, tác vụ, sự kiện hoặc tương tác làm nên một quy trình để thực hiện một công việc nào đó. Sơ đồ này được thực hiện dưới dạng các hình hộp và các mũi tên, có tính trực quan hóa cao.

Fanpage Của Chúng Tôi
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
CÔNG TY ĐÀO TẠO – TƯ VẤN PHÁT TRIỂN SPRINGO

Hotline

0969 79 89 44

Địa Chỉ

Khu Vinhomes Garden - Q. Nam Từ Liêm - TP Hà Nội

Email

hrspring.vn@gmail.com